Hoa cẩm tú cầu có độc không? Là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Hoa cẩm tú cầu là loài hoa được nhiều người yêu thích. Tuy khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người nhưng hoa cẩm tú cầu lại chứa chất độc nguy hiểm. Cùng Hoatuoivn.net làm rõ hơn nhé.
Những nội dung chính
Hoa cẩm tú cầu có độc không?
Đặc điểm của hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu có tên gọi khác là Dương Tú Cầu, Tử Dương, tên khoa học là Hydrangea. Cây có nguồn gốc từ Nhật Bản, được du nhập vào Trung Quốc, Việt Nam và ngày càng được ưa chuộng. Hoa cẩm tú cầu ưa ẩm, sống được trong môi trường nắng nhẹ, hay được trồng ở công viên, khu du lịch, tạo nên vẻ đẹp trang nhã, ấn tượng và được trang trí trong vườn nhà.
Hoa cẩm tú cầu là loài hoa được nhiều người yêu thích
Lá của hoa cẩm tú là lá đơn, màu xanh đậm, mọc đối xứng có cuống dài khoảng 0,5cm mọc quanh thân nhánh, lá có hình bầu rộng khoảng 2-3cm, giữa 2 mặt có gân hình xương cá.
Hoa cẩm tú cầu có nhiều màu trắng, tím, xanh, hồng, tuỳ vào đất cũng như độ pH mà hoa có màu sắc khác nhau. Hoa cẩm tú cầu có 4 cánh cuốn dài nối với nhau thành chùm hoa lớn, cánh hoa mỏng đối xứng tạo nên vẻ đẹp của hoa, hoa nở quanh năm và lâu tàn.
Cẩm tú cầu có tác dụng gì?
Gốc, thân, rễ cây cẩm tú cầu có chứa phytochemical (có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa) cùng các khoáng chất canxi, selen, kẽm và maggie… nên được sử dụng để làm thuốc.
Vỏ cây cẩm tú cầu được ứng dụng ngoài da nhằm giúp vết thương mau lành, chữa bỏng, đau cơ và bong gân. Lưu ý là lá của loài hoa này có chứa các chất độc, bạn không nên sử dụng chúng dưới bất cứ hình thức nào.
Cẩm tú cầu có nhiều công dụng
Cẩm tú cầu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Hoa cẩm tú cầu có độc không?
Hoa cẩm tú cầu với những đóa hoa hình cầu màu hồng, trắng, xanh rất rực rỡ ta vẫn thấy được trồng làm cảnh thật ra không phải là loài cây hiền lành. Hoa cẩm tú cầu có độc không thì câu trả lời là tất cả bộ phân của cây đều chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi nuốt phải. Lá và củ có chất hydragin-cyanogenic glycoside sẽ gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp. Nghiêm trọng hơn thậm chí có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Trong lịch sử, nữ hoàng Cleopatra đã ép nhiều người hầu ăn lá và củ hoa cẩm tú cầu để tự tử.
Lá hoa cẩm tú cầu có chất độc
Những bông hoa rực rỡ và rất ‘bắt mắt’ này có thể khiến trẻ nhỏ bị đau bụng sau vài giờ ăn phải. Bé có thể bị ngứa da nôn mửa, yếu ớt và toát mồ hôi. Một số người còn bị hôn mê và ngừng nhịp tim.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc “Hoa cẩm tú cầu có độc không” nhé.