Cứ đến tháng 7 âm lịch hằng năm là những con nước lại về tràn ngập những cánh đồng ở đồng bằng sông Cửu Long. Mùa nước nổi mang về nhiều tôm cá cũng như những đặc sản nơi miền quê sông nước. Một trong số đó là hoa điên điển. Hoa điên điển còn có thể dùng làm thức ăn và thuốc chữa bệnh. Qua bài viết này, hãy cùng Hoatuoivn.net tìm hiểu công dụng của hoa điên điển nhé.
Những nội dung chính
Ý nghĩa của hoa điên điển
Đặc điểm của hoa điên điển
Điên điển là loài hoa mọc ở vùng đầm lầy, mé sông ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhất là đến mùa nước nổi. Quanh những cánh đồng, những con kênh ngập nước, những hàng cây điên điển mọc um tùm, xanh ngát. Hoa điên điển có màu vàng tươi, mọc thành từng chùm. Người dân nơi đây chia se, thời điểm thu hoạch hoa điên điển tốt nhất là vào buổi chiều vì khi đó hoa chỉ vừa hé nụ, ăn sẽ ngon và tươi hơn khi thu hoạch vào những buổi khác trong ngày.
Hoa điên điển là loài hoa phổ biến ở miền Tây Nam bộ
Các món được làm từ hoa điên điển không quá cầu kỳ và phúc tạp khi chế biến nhưng mang lại một hương vị rất đặc trưng mà hầu như không có món ăn nào có được.
Công dụng của hoa điên điển
Người ta thường trồng hoa điên điển để lấy phần thân phình to và xốp trắng ngập dưới nước để làm nút chai, lấy thân cây làm củi đốt. Các bộ phận khác dùng làm thực phẩm là lá, hoa và hạt.
Lá điên điển được dùng để làm gỏi, luộc ăn như rau hoặc nấu canh với cá, tép hay thịt bằm.
Hoa điên điển có nhiều công dụng với sức khoẻ
Hạt điên điển dùng làm như giá của các loại đậu. Hạt điên điển có hàm lượng đạm cao đến 37%
Tại Ấn Độ, hạt điên điển được dùng như thực phẩm cứu đói. Bạn ngâm hạt điên điển trong 3 ngày, sau đó nấu sôi 30 phút để loại bỏ hết các thành phần độc hại cavaranine trước khi nấu).
Chuyên gia phân tích trong 100g lá điên điển (khô) có chứa các chất sau: protid 26,30g; lipid 4,2g; glucid 39,2g; cellulose 14,6g. Lá điên điển rất giàu chất saponines; một ít chất tanin và các polyphenol khác. Như vậy, lá và hạt điên điển là những thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng có giá trị.
Hoa điên điển có thể dùng làm thực phẩm và thuốc
Gỗ điên điển được dùng làm than. Thân cây điên điển sử dụng làm tấm lợp thiên nhiên.
Lá điên điển nấu nước để uống, được xem như chất tẩy xổ, tẩy giun sán và kháng sinh, chống viêm sưng.
Kem hay thuốc mỡ bào chế từ lá điên điển dùng để chữa trị ngứa, phát ban ngoài da.
Thuốc dán bào chế từ lá điên điển thúc đẩy sự mưng mủ, làm nhú những nhọt đầu đinh, áp-xe, viêm sưng thấp khớp.
Để chữa lành mụn nhọt, người ta dùng lá điên điển rửa sạch, giã nát với chút muối, đắp lên chỗ đau giúp giảm bớt sưng và mau lành miệng.
Hoa điên điển dùng làm thuốc rất hiệu quả
Hạt được coi như chất có tác dụng kích thích, làm dịu cơn đau, se thắt.
Thường dùng chữa trị tiêu chảy, giảm phù nề lá lách, giảm những cơn đau bụng kinh.
Hạt điên điển dùng 12 – 16g (khô) sắc uống hàng ngày, có thể giúp điều hoà nội tiết tố.
Tinh dầu hạt điên điển được y học truyền thống Ấn Độ (Ayurveda) ghi nhận có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau tim, và giúp hạ đường huyết. Rễ điên điển được dùng để chữa trị vết cắn của con bò cạp, mụn nhọt, ung mủ, áp-xe.
Nước ép của vỏ điên điển cũng được dùng để chữa bệnh phát ban và lở ngứa ở da.
Trên đây là tất cả công dụng của hoa điên điển. Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé.